OPUS LÀ GÌ? BẠN CÓ BIẾT GÌ VỀ ĐỊNH DẠNG ÂM THANH MỚI NÀY KHÔNG?

1  2  3  4  5
NAN/5 - 0 Bình chọn - 6558 Lượt xem
  • 04/05/2020
  • 6558

Định dạng âm thanh Opus chỉ được chú ý khi những ồn ào trên mạng về ”Người dùng phản ứng tiêu cực sau khi thông tin SoundCloud đã thay đổi định tỉ lệ bitrate và định dạng file âm thanh từ 128kbps MP3 thành 64kbps Opus bị tung ra. Trên thực tế, SoundCloud đã phủ nhận việc giảm chất lượng âm thanh và thay vào đó là chuyển sang một định dạng file được cho là tốt hơn – Opus. Vậy thực sự Opus tốt như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

 
Từ www.dndaudio.com 

Chắc các bạn không khỏi thắc mắc khi chúng tôi đăng và cập nhật về Opus. Nhưng liệu Opus có giúp ích gì cho người nghe? Trên lý thuyết, với bitrate nhỏ hơn có nghĩa là người dùng sẽ sử dụng ít băng thông hơn, giúp thời gian bắt đầu nhanh hơn (giảm thời gian từ lúc bấm play tới khi nghe được âm thanh), độ tin cậy tốt hơn trên các kết nối kém chất lượng hoặc chậm hơn như các dịch vụ di động (3G, 4G…) qua đó giúp giảm chi phí và thời gian cho người sử dụng. Việc sử dụng Opus sẽ giúp giảm đáng kể chi phí quản lý, tiết kiệm không gian lưu trữ trên server, tăng hiệu năng/hiệu suất qua đó góp phần “dễ thở” hơn về mặt chi phí sau một năm đầy cam go.

Đặc biệt đối với Việt Nam khi chuyển từ TRUYỀN THANH KHÔNG DÂY FM sang TRUYỀN THANH INTERNET thì cần phải đặc biệt quan tâm đến Opus. Đem lại hiệu quả về mặt đầu tư và công nghệ lại có chất lượng cao và độ tin cậy tốt hơn.
 
 
Vậy Codec là gì?

Codec là một thiết bị hoặc một chương trình máy tính có khả năng mã hóa và giải mã một dòng dữ liệu hoặc tín hiệu nào đó ví dụ như chương trình nghe nhạc, trình soạn thảo văn bản… Các Codec mã hóa một dòng dữ liệu hoặc tín hiệu để truyền tải, lưu trữ, hoặc bảo mật và giải mã nó để xem hoặc sửa đổi. Các codec thường được sử dụng trong các giải pháp truyền thông đa phương tiện như truyền phát hình ảnh và âm thanh. Bộ giải mã âm thanh sẽ chuyển tín hiệu âm thanh tương tự sang tín hiệu số để truyền phát hoặc mã hóa chúng để lưu trữ trên các thiết bị điện tử mà bạn sử dụng. Thiết bị thu nhận chuyển tín hiệu số trở lại dạng tương tự sử dụng bộ giải mã âm thanh để phát lại.
 


Ngoài việc mã hóa tín hiệu, Codec cũng có thể nén dữ liệu để giảm băng thông truyền tải hoặc không gian lưu trữ. Các Codec được phân loại chủ yếu thành các bộ mã hóa lossy và lossless. Cả MP3 và Opus đều là những ví dụ điển hình của Codec thu dữ liệu âm thanh và nén nó thành một tập tin có kích thước nhỏ hơn do đó chiếm ít không gian hơn hoặc băng thông và nhanh hơn để có thể gửi qua mạng. Cả hai đều được coi là các bộ mã hóa “lossy”, có nghĩa là phần mềm phân tích dữ liệu và lọc ra bất cứ điều gì có thể được coi là không cần thiết. Điểm đặc biệt với dữ liệu âm thanh là tai người bình thường không phải ai cũng có thể nghe được những âm thanh ở tần số cao hoặc thậm chí là những âm thanh nhẹ nhàng hơn bị che (hoặc lấn át) bởi những âm thanh to hơn. Đó là lý do vì sao khi thời buổi công nghệ kĩ thuật số vô cùng phát triển thì các dạng đĩa vật lý như Vinyl vẫn được bán rất chạy.

 
Khái niệm về Bitrate:

Một trong những lợi ích của bộ mã hóa dữ liệu lossy là bạn có thể chỉ định giữ nó như thế nào theo Bitrate (lượng dữ liệu được lưu trữ trong mỗi giây của file đó). Điều này có nghĩa rằng Bitrate càng lớn thì lượng dữ liệu được lưu trữ sẽ càng cao và tất nhiên dung lượng lưu trữ cũng sẽ tỉ lệ thuận với độ lớn của Bitrate. Đơn vị để đo Bitrate thường được sử dụng là kbps (kilobits per second). Điều này lý giải vì sao cùng một file nguồn chất lượng cao nhưng khi nén xuống định dạng MP3 128 kbps thì chất lượng âm thanh sẽ tốt hơn so với MP3 64 kbps. Tương tự với MP3, định dạng Opus được cho là tốt hơn khi có khả năng chọn những chi tiết nào cần giữ lại khi nén. MP3 rõ ràng là một con khủng long thực sự khi độ phổ biến của nó gần như ở mọi ngóc ngách trên thế giới này nhưng không vì thế mà Opus không tạo được dấu ấn khi nó được ra mắt vào năm 2012

 
Opus là gì?

Opus là một định dạng âm thanh mã hóa lossy do Xiph.Org phát triển và được Internet Engineering Task Force chuẩn hóa vào năm 2012. Opus được thiết kế để mã hóa giọng nói và âm thanh nói chung một cách hiệu quả trong khi vẫn giữ được độ trễ đủ thấp để có thể tương tác trong thời gian thực và các bộ vi xử lý yếu vẫn có thể sử dụng. Opus trong một số bài đánh giá đã được xếp hạng có chất lượng cao hơn bất kỳ định dạng âm thanh tiêu chuẩn nào khác ở bất kỳ bitrate nào từ MP3, AAC và cả HE-AAC. Opus kết hợp thuật toán mã hóa tiên đoán tuyến tính dựa trên thuật toán SILK (do Skype phát triển) và CELT giúp nó có độ trễ thấp cũng như cho hiệu quả nén tối ưu hơn. Bitrate, băng thông, độ phức tạp và thuật toán có thể được liên tục được điều chỉnh trong mỗi frame. Sự linh động này giúp Opus có thể đạt được chất lượng âm thanh tốt hơn ở nhiều thời điểm cũng như mục đích sử dụng khác nhau. Với độ trễ thuật toán thấp (mặc định là 26,5 ms so với hơn 100 ms của các định dạng khác), Opus thường được sử dụng trong các phương án truyền âm thanh thời gian thực, giúp các cuộc trò chuyện không bị gián đoạn, các chương trình biển diễn âm nhạc trên mạng hay thậm chí là lip sync trực tiếp. Khi được tinh chỉnh tốt, độ trễ thậm chí còn có thể giảm xuống đến mức 5 ms

Opus có thể sử dụng rộng rãi trên các trình duyệt như Mozilla Firefox, Chromium, Google Chrome, Opera cũng như tất cả các trình duyệt dành cho hệ thống Unix. Tuy Internet Explorer không hỗ trợ Opus nhưng định dạng này đã được tích hợp trong trình duyệt Edge. Ngoài ra, Safari cũng hỗ trợ Opus từ iOS 11 và MacOS High Sierra trở lên. Opus là một “tiêu chuẩn mở” và điều đó có nghĩa là nó hoàn toàn miễn phí 100% cho bất kì ai sử dụng trong khi đó, MP3 là định dạng đã được cấp bằng sáng chế và có phí bản quyền. Chung quy, ngoài độ trễ miễn phí và chất lượng cho mỗi bitrate, độ phổ biến cũng chính là một điểm mạnh của Opus và điều này giúp nó có thể cạnh tranh được so với các đối thủ khác.

 
So sánh Opus và các định dạng khác:

Opus đã được chứng minh là có chất lượng tuyệt vời và ở các bitrate càng cao, nó càng trở nên cạnh tranh với các định dạng âm thanh có độ trễ lớn hơn nhiều như HE-AAC, MP3 và Vorbis.
 

Trong bài thử nghiệm, Opus 64 kbps cho thấy chất lượng vượt trội so với HE-AAC vốn chiếm ưu thế trước đây do sử dụng kỹ thuật sao chép băng tần quang phổ (SBR). Ngoài ra ở khoảng 96 kbps, Opus cho thấy chất lượng cao hơn so với AAC và hơn đáng kể so với Vorbis và MP3 (Xem biểu đồ bên dưới). Trong khi ở mức 128 kbps, các định dạng được so sánh có khác biệt không quá đáng kể và gần như tương tự nhau.

Không những vậy, quá trình so sánh cũng cho thấy Opus có độ trễ vượt trội so với các định dạng khác.
 
 
Kết luận:

Sử dụng codec tốt hơn có vẻ như là lý do để SoundCloud sử dụng Opus. Nhưng liệu Opus có giúp ích gì cho người nghe? Trên lý thuyết, với bitrate nhỏ hơn có nghĩa là người dùng sẽ sử dụng ít băng thông hơn, giúp thời gian bắt đầu nhanh hơn (giảm thời gian từ lúc bấm play tới khi nghe được âm thanh), độ tin cậy tốt hơn trên các kết nối kém chất lượng hoặc chậm hơn như các dịch vụ di động (3G, 4G…) qua đó giúp giảm chi phí và thời gian cho người sử dụng. Còn đối với SoundCloud, việc sử dụng Opus sẽ giúp họ giảm đáng kể chi phí quản lý, tiết kiệm không gian lưu trữ trên server, tăng hiệu năng/hiệu suất qua đó góp phần “dễ thở” hơn về mặt chi phí sau một năm đầy cam go.



Nguồn: https://loopcentral.net
 
Bài viết khác
Hotline 0988091096 Icon-Zalo 0988091096 Icon-Messager Messenger Icon-Youtube Youtube Icon-Shopee Shopee Icon-Tiki Tiki